Bloomberg: Nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam vì Ấn Độ lỡ “tự tin thái quá”

Bloomberg cho rằng: Ấn Độ phải từ bỏ sự tự tin thái quá rằng, các nhà đầu tư sẽ đến với họ, đơn giản vì dân số họ đông.

Nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Dường như tất cả các nhà kinh tế đều đồng thuận rằng, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khi Trung Quốc và các nhà sản xuất khác chuyển sản xuất sang quốc gia Đông Nam Á rẻ hơn. Nếu có ai đó được coi là thua cuộc trong cuộc chiến này, ít nhất là về các cơ hội bị bỏ lỡ, đó sẽ là các quốc gia Nam Á.

Để hiểu lý do tại sao, hãy nhớ rằng cuộc chiến thương mại không tạo ra bất kỳ một xu hướng nào, mà chỉ đẩy nhanh các xu hướng sẵn có. 

Đối mặt với chi phí gia tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc phải quyết định lựa chọn, hoặc là đầu tư vào tự động hóa, hoặc là di dời chuỗi cung ứng. Lựa chọn thứ hai là một cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển, vì các công ty Trung Quốc có thể giúp châm ngòi cho công nghiệp hóa và tạo ra những chuyển đổi kinh tế rất cần thiết cho họ.

Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy các nước Nam Á đang tụt lại phía sau trong việc thu hút đầu tư sản xuất. Không chỉ Việt Nam đang tiến về phía trước, các nước châu Phi cũng đang đặt việc thu hút sản xuất là ưu tiên hàng đầu. Chỉ riêng Ethiopia đã mở gần chục khu công nghiệp trong những năm gần đây và thành lập một cơ quan chính phủ tầm cỡ thế giới để thu hút đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá khu vực châu Phi hạ Sahara là khu vực cải cách tốt nhất mỗi năm kể từ năm 2012.

Ngược lại, xét về tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tính theo phần trăm GDP, Nam Á thua cả mức trung bình của các nước kém phát triển nhất và châu Phi cận Sahara. Trong khi tổng GDP của Nam Á cao hơn châu Phi hơn 70%, châu Phi đã nhận được khoản đầu tư từ Trung Quốc gấp ba lần rưỡi Nam Á. Trong 5 năm qua, Cơ quan theo dõi đầu tư toàn cầu Trung Quốc của Viện doanh nghiệp Mỹ đã ghi nhận 13 giao dịch đầu tư lớn của Trung Quốc ở châu Phi và chỉ có 9 giao dịch ở Nam Á.

Để hiểu lý do tại sao, hãy nhớ rằng cuộc chiến thương mại không tạo ra bất kỳ một xu hướng nào, mà chỉ đẩy nhanh các xu hướng sẵn có. 

Đối mặt với chi phí gia tăng, các nhà sản xuất Trung Quốc phải quyết định lựa chọn, hoặc là đầu tư vào tự động hóa, hoặc là di dời chuỗi cung ứng. Lựa chọn thứ hai là một cơ hội to lớn cho các nước đang phát triển, vì các công ty Trung Quốc có thể giúp châm ngòi cho công nghiệp hóa và tạo ra những chuyển đổi kinh tế rất cần thiết cho họ.

Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy các nước Nam Á đang tụt lại phía sau trong việc thu hút đầu tư sản xuất. Không chỉ Việt Nam đang tiến về phía trước, các nước châu Phi cũng đang đặt việc thu hút sản xuất là ưu tiên hàng đầu. Chỉ riêng Ethiopia đã mở gần chục khu công nghiệp trong những năm gần đây và thành lập một cơ quan chính phủ tầm cỡ thế giới để thu hút đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá khu vực châu Phi hạ Sahara là khu vực cải cách tốt nhất mỗi năm kể từ năm 2012.

Ngược lại, xét về tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tính theo phần trăm GDP, Nam Á thua cả mức trung bình của các nước kém phát triển nhất và châu Phi cận Sahara. Trong khi tổng GDP của Nam Á cao hơn châu Phi hơn 70%, châu Phi đã nhận được khoản đầu tư từ Trung Quốc gấp ba lần rưỡi Nam Á. Trong 5 năm qua, Cơ quan theo dõi đầu tư toàn cầu Trung Quốc của Viện doanh nghiệp Mỹ đã ghi nhận 13 giao dịch đầu tư lớn của Trung Quốc ở châu Phi và chỉ có 9 giao dịch ở Nam Á.

“Sự tự tin thái quá” của Ấn Độ

Nhiều người ở Ấn Độ tin rằng một quốc gia – bằng cách nào đó – có thể nhảy vọt từ một nền kinh tế nặng về nông nghiệp sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ. 

Để thu hút đầu tư sản xuất, trước hết và quan trọng nhất, các chính phủ phải nhận thức được những ai đang cạnh tranh với họ. Ví dụ, Ấn Độ phải từ bỏ sự tự tin thái quá rằng các nhà đầu tư sẽ đến với họ, đơn giản vì dân số họ đông. Hay Pakistan, cần ngưng chờ đợi vào tình hữu nghị với Trung Quốc. 

Thứ hai, các quốc gia Nam Á cần nỗ lực một cách toàn diện để tăng mức đầu tư. Cụ thể, cần tạo điều kiện cho các nhà sản xuất cần phát triển mạnh, từ nguồn cung cấp điện ổn định đến hoạt động cầu cảng hiệu quả và thông quan.

Hơn nữa, Nam Á cần hiểu sâu về các doanh nghiệp. Các nhà máy sẽ có những yêu cầu đặc biệt phụ thuộc vào đặc trưng của bản thân họ. Các quốc gia cần phân tích phân ngành sản xuất nào mà họ có lợi thế nhất, đáp ứng các yêu cầu của các nhà sản xuất để họ thiết lập chuỗi cung ứng.

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp chủ đầu tư theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0909 567 622 - 0969 22 0404 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỌI NGAY