Pleiku là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên, là thành phố lớn thứ 2 tại Tây Nguyên về diện tích lõi đô thị và quy mô dân số (sau Buôn Ma Thuột), là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên và là một trong 22 đô thị loại I của Việt Nam.
I. Quy mô lập quy hoạch TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam và là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc của vùng Tây Nguyên. Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.
Pleiku là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai, là đô thị phía bắc Tây Nguyên, có địa giới hành chính:
- Phía đông giáp huyện Đak Đoa
- Phía tây giáp huyện Ia Grai
- Phía nam giáp huyện Chư Prông
- Phía bắc giáp huyện Chư Păh.
II. Thông tin, bản đồ quy hoạch TP Pleiku 2030 đến năm 2050
1. Thông tin, bản đồ quy hoạch sử dụng đất TP Pleiku, Gia Lai
Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đến năm 2030 thành phố Pleiku hướng vào các mục đích chính sau:
- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai của thành phố Pleiku làm cơ sở cho việc phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong năm 2020.
- Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Pleiku, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Gia Lai, của thành phố Pleiku đã được phê duyệt. Làm căn cứ cho các xã, phường, đơn vị quản lý, sử dụng đất xây dựng phương án sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.
- Làm căn cứ pháp lý để quản lý đất đai theo pháp luật, thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả và bền vững.
Chỉ tiêu sử dụng đất thành phố Pleiku được phân bổ theo Công văn số 2479/UBND-NL ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện. Trên cơ sở chỉ tiêu được phân khai, UBND thành phố Pleiku đã xác định chỉ tiêu sử dụng đất do cấp huyện xác định, được phê duyệt tại Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch thành phố Pleiku.
Sau khi tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất, diện tích đất cuối năm 2020 thành phố Pleiku như sau:
Tổng diện tích tự nhiên: 26.076,88ha, gồm:
- Đất nông nghiệp: 17.508,88ha,
- Đất phi nông nghiệp: 8.302,01ha,
- Đất chưa sử dụng: 265,99ha.
Trong năm 2020, đưa 64,04ha đất chưa sử dụng vào sử dụng các mục đích khác nhau, cụ thể:
- Đưa đất chưa sử dụng vào nhóm đất nông nghiệp tại các xã phường: phường Yên Đỗ 0,02ha; phường Ia Kring 1,56ha; xã Chư Hdrông (phường Chi Lăng mới) 7,00ha; xã Biển Hồ 3,51ha; xã Trà Đa 41,97ha; xã Chư Á 3,00ha; xã Diên Phú 4,70ha, xã Ia Kênh 2,28ha.
- Đưa đất chưa sử dụng vào nhóm đất phi nông nghiệp tại các xã phường: phường Hội Thương 2,75ha; phường Hội Phú 0,95ha; phường Phù Đổng 5,87ha; phường Hoa Lư 4,82ha; xã Biển Hồ 11,02ha; xã Tân Sơn 5,29ha; xã Trà Đa 10,00ha; xã Gào 0,18ha.
2. Thông tin, bản đồ quy hoạch TP Pleiku 2030 về phát triển không gian
2.1. Tổ chức không gian đô thị:
Phân chia không gian đô thị thành các khu vực chính như sau:
- Khu trung tâm hiện tại sẽ quy hoạch chỉnh trang thành khu trung tâm hành chính chính trị của tỉnh, thương mại dịch vụ và khu ở có mật độ cao, phát triển hiện đại. Mở rộng khu trung tâm hiện nay về phía Tây gắn với việc hình thành khu trung tâm giáo dục và khu ở thuộc xã Diên Phú, hình thành công viên văn hóa các dân tộc và khu công nghiệp phía Tây.
- Khu vực phía Đông tổ chức quy hoạch thành khu trung tâm dịch vụ thương mại mới của thành phố và khu trung tâm dịch vụ công nghiệp gắn với sự hình thành các khu đô thị mới: Cỗu Sắt, Trà Đa.
- Bố trí các khu trung tâm công cộng tại các cửa ngõ phía Bắc, và phía Nam của thành phố (có kết hợp các trung tâm công cộng cấp khu ở).
- Cải tạo các khu dân cư hiện có của đô thị ở khu vực trung tâm, phát triển các công trình cao tầng, tăng mật độ xây dựng để tạo ra khu xây đựng tập trung hiện đại, quy hoạch mới các khu ở phát triển chủ yếu về phía Đông và phía Nam, Đông Nam nhằm phân chia thành phố thành 4 khu vực phát triển vệ tinh phía Bắc, Đông, Đông Nam và phía Nam khu trung tâm chính của thành phố hiện có, là tiền đề cho việc hình thành 4 quận trong tương lai khi thành phố có hệ thống cây xanh cảnh quan hợp lý và phong phú.
2.2. Điều chỉnh các khu chức năng:
- Đến năm 2010 triển khai xây dựng hoàn chỉnh các khu đô thị mới đã được phê duyệt: Cầu Sắt, Hoa Lư Phù Đổng, Suối Hội Phú…
- Bố trí tại xã Diên Phú khu vực phát triển trung tâm giáo dục đào tạo của tỉnh gồm: Trường đại học, Trường chuyên nghiệp, khu ở của cán bộ công chức ngành giáo dục, y tế, văn nghệ sỹ… quy mô quy hoạch từ 100 – 200ha.
- Khu vực Tổng kho xăng dầu dự kiến chuyển ra ngoài ranh giới nội thị, dành quỹ đất này bố trí khu trung tâm y tế và khu ở chất lượng cao của thành phố.
- Nghiên cứu phương án chuyển các kho đạn ra ngoài phạm vi thành phố để dành quỹ đất này cho việc mở rộng phát triển đô thị.
- Giữ nguyên và chỉnh trang các khu dân cư đô thị hiện có. Quy hoạch các khu dân cư mới có kiến trúc hiện đại và mang bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
- Phát triển các khu vực có tiềm năng thành các công viên cây xanh như: lâm viên Biển Hồ, công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai, công viên Trà Đa,Công viên Đồng Xanh, Lâm viên Hàm Rồng, công viên văn hóa thể dục thể thao, suối Hội Phú…
- Khu công nghiệp tập trung phát triển chủ yếu ở khu Trà Đa, Hàm Rồng và các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thuộc Diên Phú, Ia Kênh, Chư Á và Bắc Biển, nghiên cứu phát triển khu công nghiệp mới phía Tây Pleiku quy mô từ 500 – 700ha nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2.
- Nghĩa trang thành phố được quy hoạch làm 2 khu vực chính: phía Đông Bắc thành phố và phía Đông nam thành phố.
- Khu xử lý rác thải được bố trí ở ngoại phạm vi trung tâm thành phố, thuộc địa bàn xã Gào, Ia Kênh, quy mô từ 50 – 100ha với công nghệ xử lý rác hiện đại.
3. Thông tin quy hoạch giao thông TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
3.1. Giao thông đối ngoại:
- Tuyến đường vành đai phía Tây mở về phía Tây đường Lý Thái Tổ
- Tuyến đường vành đai phía Đông mở ra phía Đông khu dân cư Trà Đa và cắt Quốc lộ 19 ở gần công viên Đồng Xanh, kéo dài xuống Hàm Rồng và nối vào Quốc lộ 19B đi Đức Cơ.
- Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 về phía Tây của thành phố, dọc đường dây 500KV, điểm đầu từ thị trấn Phú Hòa, điểm cuối giáp Mỹ Thạch – Chư Sê.
Quốc lộ 14 và Quốc lộ 19 được giữ nguyên chỉ giới đường đỏ từ 30 đến 50m, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh.
- Các tuyến đường tỉnh lộ 664, 671, 662 chỉ giới đường đỏ 30m, chạy theo hướng Đông Tây và nối các đường vành đai phía Tây thành phố.
- Đường tránh Quốc lộ 19 (phía Đông thành phố) chạy từ ngã ba (giao nhau với QL19 tại xã An Phú) qua xã Trà Đa, giao với tỉnh lộ 671 tại xã Biển Hồ chỉ giới đường đỏ 50m.
3.2. Giao thông đối nội:
- Quốc lộ 14 cũ chỉ giới từ 35-50m tạo thành trục giao thông chính Bắc Nam của thành phố.
- Quy hoạch đường Cách mạng tháng Tám kéo dài thành trục giao thông chính Đông Tây mới của thành phố (đoạn từ ngã ba Hoa Lư đến cầu sắt chỉ chỉnh trang, giữa chỉ giới 30m. Đoạn từ cầu sắt nối dài về phía Đông quy hoạch chỉ giới đường 69m có giải cây xanh cách ly ở giữa).
- Mở đường 17/3 từ sân bay nối thẳng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 chỉ giới 60m.
- Đường Hùng Vương – Nguyễn Vãn Cừ nối dài hướng đi Ia Grai đến đường Hồ Chí Minh chỉ giới 35m. Mở tuyến đường Nơ Trang Long – Trường Chinh đến đường Lê Thánh Tôn (trường Cao Đẳng Sư Phạm) và nối thẳng vào công viên văn hóa các dân tộc, với chỉ giới 50m.
- Mạng lưới đường hiện có sẽ được cải tạo nâng cấp cả mặt đường và hè đường, giữ nguyên chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ các tuyến đường đã được công bố.
Chỉ tiêu đất giao thông quy hoạch:
- Diện tích đất giao thông tính theo đầu người: 25-26m2/người
- Diện tích bãi đỗ xe tính theo đầu người: 2,5 – 3m2/người
- Mật độ đường giao thông chính: 2,3 – 2,5km/km2.
3.3. Mạng giao thông tỉnh:
- Bến xe liên tỉnh: Toàn thành phố bố trí 3 bến xe về phía Bắc, Nam và phía Đông thành phố với diện tích 45ha.
- Quy hoạch các bãi đỗ xe trong khu vực nội thành và dọc các tuyến phố.
- Các bãi đỗ xe tải bố trí ở ngoài khu trung tâm.
3.4. Hàng không: Sân bay sẽ được mở rộng và phát triển với diện tích l00ha, nối dài đường hạ cất cánh thêm 600 – 1000m để máy bay lớn có thể hạ cánh được.
3.5. Đường sắt: Hiện tại thành phố chưa có đường sắt nhưng trong tương lai định hướng sẽ có 2 phương án tuyến: Phương án 1 đường sắt chạy về phía Tây giáp đường Hồ Chí Minh. Phương án 2 đường sắt chạy về phía Đông giáp đường tránh QL 19.