Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng. Với mong muốn phát triển tốt hơn nữa Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt quy hoạch huyện Củ Chi và các xã trực thuộc. Các bạn hãy cùng ITGATE tham khảo trong bài viết này để hiểu rỏ hơn về bản đồ huyện Củ Chi nhé!
1. Vị trí địa lý huyện Củ Chi qua bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ có sông Sài Gòn chảy qua. Tính đến năm 2010 huyện Củ Chi có diện tích là 435 km2 và dân số là 355822 người.
Theo đường xuyên Á, huyện Củ Chi các trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33 km. Các địa phận tiếp giáp với huyện Củ Chi:
- Phía Tây Bắc huyện Củ Chi tiếp giáp với huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
- Phía Nam huyện Củ Chi tiếp giáp với huyện Hóc Môn
- Phía Đông và phía Bắc huyện Củ Chi ngăn cách với tỉnh Bình Dương (thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng) bởi sông Sài Gòn.
- Phía Tây Nam huyện Củ Chi tiếp giáp với huyện Đức Hòa tỉnh Long An
2. Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi đến năm 2020
Dưới đây là danh sách những dự án trong chiến lược quy hoạch huyện Củ Chi đến năm 2020:
- Khu đô thị Tây Bắc thành phố: Vị trí: một phần huyện Hóc Môn, các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội. Xã Phước Hiệp,… với quy mô: 6000 ha.
- Khu xử lí chất thải rắn thành phố tại 2 xã Phước Hiệp, Thái Mỹ huyện Củ Chi với 822 ha.
- Khu thảo cầm viên Sài Gòn tại 2 xã Phú Mỹ Hưng, xã An Nhơn Tây 485 ha.
- Trường bắn bộ chỉ huy quân sự thành phố xã Phú Mỹ Hưng với 71 ha.
- Trường ngành y thành phố xã Phước Hiệp với 100 ha.
- Trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng tại xã Phú Hòa Đông với 30 ha.
- Chi nhánh trường cao đẳng nghề Lý Tự Trọng tại xã Phú Hòa Đông với 30 ha.
- Trường đại học Hồng Bàng tại xã Phú Hòa Đông với 40 ha.
- Trường đại học công nghệ thông tin Gia Định tại xã Tân Hồng Hội, Vĩnh Phước An và một phần thuộc thị trấn Củ Chi với 20 ha.
- Trường đại học Dân lập Củ Chi tại xã An Nhơn Tây với 20 ha.
- Phân hiệu trường kinh tế – kỹ thuật – nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành Thị trấn Củ Chi và Vĩnh Phước An với 5 ha.
- Công viên văn hóa lịch sử Sài Gòn – Gia Định tại xã An Nhơn Tây với 100 ha.
- Khu công viên giải trí quốc tế tại xã Tân Phú Trung với 150 ha.
- Khu nghĩa trang chính sách thành phố tại xã Phú Hòa Đông với 100 ha.
- Khu phim trường, xưởng phim đài truyền hình thành phố tại xã Hòa Phú với 50 ha.
Ngoài ra còn có một số khu quy hoạch cũng đang trong quá trình lên kế hoạch và cũng thể hiện trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi ở trên và trực thuộc trong các xã của huyện như:
- Khu du lịch sinh thái vườn
- Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch Gò Chùa
- Khu làng nghề cá cảnh kết hợp du lịch
- Công viên nước Củ Chi
- Khu công nghệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2
- Khu công nghiệp Tân Phú Trung
Bản đồ quy hoạch xã Bình Mỹ huyện Củ Chi
Vừa qua, UBND TPHCM có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư xã Bình Mỹ – khu 2 (trung tâm xã) xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi với tổng diện tích khu vực quy hoạch 58,05 ha.
Theo đó, Vị trí khu vực quy hoạch thuộc một phần ấp 5 và ấp 6A, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi; được giới hạn bởi phía Đông giáp với sông Sài Gòn; phía Tây giáp với đường Tỉnh lộ 9; phía Nam giáp với đất ruộng; phía Bắc giáp với rạch hiện hữu.
Tính chất của khu vực quy hoạch là khu dân cư hiện hữu cải tạo chỉnh trang xen cài xây mới kết hợp xây dựng mới, đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội; Khu công trình dịch vụ công cộng phục vụ dân cư trong khu quy hoạch và xã Bình Mỹ.
Dự báo quy mô dân số trong khu vực quy hoạch 4.000 người. Chỉ tiêu sử dụng đất toàn khu 145,13 m2/người. Chỉ tiêu đất đơn vị ở trung bình toàn khu 106,48 m2/người. Mật độ xây dựng chung 22%. Tầng cao xây dựng tối đa 5 tầng. Tổ chức không gian kiến trúc dựa trên đặc điểm hiện trạng, các khu chức năng quy mô hợp lý, phù hợp với tính chất hoạt động nhằm tạo các không gian kiến trúc đa dạng.
Giữ lại các khu dân cư tập trung ổn định, tạo mạng lưới giao thông thông suốt cho toàn khu quy hoạch và khu vực lân cận. Các công trình công cộng hiện hữu được giữ lại, cải tạo nâng cấp. Đồng thời bố trí thêm công trình giáo dục, công viên đảm bảo phục vụ cho người dân dựa trên nguyên tắc bảo đảm bán kính phục vụ và chỉ tiêu sử dụng đất. Các khu chức năng (dân cư, công trình công cộng, cây xanh,…) được bố trí xen cài đáp ứng nhu cầu một không gian sống của đô thị và tạo cảnh quan sinh động, hài hòa. Dọc sông rạch tổ chức mảng xanh kết hợp mặt nước tạo cảnh quan thoáng mát, góp phần cải thiện vi khí hậu môi trường.